Category Archives: Công việc

KHỐI TÀI SẢN 7 TỶ PHÚ ĐÔ LA VIỆT NAM LỚN CỠ NÀO?

Việt Nam lần đầu có 7 tỷ phú đô la góp mặt trong danh sách những tỷ phú đô la giàu nhất hành tinh năm 2022.

Tạp chí Forbes (Mỹ) vừa công bố danh sách tỷ phú thế giới năm 2022.

Trong danh sách những tỷ phú đô la giàu nhất hành tinh năm 2022, tại Việt Nam, trừ những gương mặt quen là Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, CEO VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long, Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương, Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang có thêm gương mặt mới là Chủ tịch Nova Group Bùi Thành Nhơn.

Với tài sản 2,9 tỷ USD, đây là lần đầu tiên Chủ tịch Nova Group Bùi Thành Nhơn xuất hiện trong danh sách tỷ phú đô la của Forbes và xếp hạng 1.053 thế giới.

Ông Phạm Nhật Vượng lần thứ 10 có mặt trong danh sách này với tài sản 6,2 tỷ USD, đứng thứ 411 thế giới. Khối tài sản của tỷ phú này tăng mạnh so với lần đầu được Forbes vinh danh năm 2013 là 1,5 tỷ USD.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng vẫn vững chắc vị trí người giàu nhất trên sàn chứng khoán tại Việt Nam. Khối tài sản của ông Vượng cũng có khoảng cách lớn với các tỷ phú còn lại.

Nữ tỷ phú duy nhất của Việt Nam trong danh sách này vẫn là bà Nguyễn Thị Phương Thảo, lần thứ 6 có tên trong danh sách với tài sản 3,1 tỷ USD.

Tiếp theo là tỷ phú thép Trần Đình Long với 3,2 tỷ USD, tăng 1 tỷ USD so với năm ngoái và đứng thứ 951 thế giới. Ông Hồ Hùng Anh lần thứ 4 xuất hiện trong danh sách này với 2,3 tỷ USD.

Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang bám sát với 1,9 tỷ USD. Năm nay là năm thứ hai liên tiếp trong Quang xuất hiện trong danh sách này.

Ở vị trí thứ 7 là ông Trần Bá Dương và gia đình với khối tài sản 1,6 tỷ USD.

Năm nay, ngoài ông Phạm Nhật Vượng, các tỷ phú khác đều gia tăng tài sản so với năm ngoái.

Tổng số tài sản của các tỷ phú đô la trong danh sách này năm nay tăng lên 21,2 tỷ đô la.

Khối tài sản này gần tương đương vốn hóa của doanh nghiệp cao nhất sàn chứng khoán Việt nam là Vietcombank hồi tháng 1 năm nay; Cũng tương đương mục tiêu xuất khẩu của cả ngành gỗ đến năm 2025.

Về danh sách tỷ phú đô la năm nay của Forbes, do tác động của yếu tố dịch bệnh, năm 2022 số lượng tỷ phú USD giảm 87 người còn 2.668 tỷ phú.

Tổng cộng tài sản của các tỷ phú là 12.700 tỷ USD, giảm 400 tỷ USD so với 2021.

Cũng theo Forbes, người giàu nhất hành tinh hiện là CEO Tesla Elon Musk với tài sản 219 tỷ USD. Theo sau là ông chủ Amazon – Jeff Bezos (171 tỷ USD), Chủ tịch kiêm CEO LVMH – Bernard Arnault (158 tỷ USD) và đồng sáng lập Microsoft – Bill Gates (129 tỷ USD).

Theo Internet 24h

Bình luận về bài viết này

Filed under Công việc

📢CÓ ĐƯỢC XÂY NHÀ Ở LẤN CHIẾM DIỆN TÍCH ĐẤT VƯỜN HAY KHÔNG?☎️

✍Ví dụ như đất của nhà bạn là 100m, trong đó 50m là thổ cư, 50m là đất vườn thì bạn có được phép xây full hay không?

♻️Với tình trạng lô đất của bạn chỉ có 50m thổ cư thì bạn chỉ được xây dựng trên diện tích là 50m.

👉Nếu như bạn xây lấn chiếm sang diện tích khác mà không phải là thổ cư thì bạn sẽ bị cơ quan chính quyền địa phương cưỡng chế, bắt tháo dỡ những phần bạn xây không đúng quy định.

👉Khi bạn xây trái phép thì chắc chắn căn nhà của bạn cũng không được phép hoàn công.

👉Có nghĩa rằng bạn muôn cập nhật tài sản trên cuốn sổ đỏ của mình thì tài sản của bạn cũng sẽ không cập nhật lên được bởi vì bạn đang làm trái quy định của Nhà nước.

👉Cho nên, nếu bạn muốn xây dựng thì bạn hãy xây dựng đúng trên diện tích đất ở mà được Nhà nước quy định.

♻️Tuy nhiên, tôi có 2 giải pháp cho trường hợp này như sau:

1️⃣Bạn hãy xây dựng đúng trên diện tích đất quy đinh của bạn cho phần thổ cư. Sau đó, bạn làm hoàn công xong căn nhà của mình và cập nhật tài sản lên.

👉Nếu bạn muốn xây các công trình phụ đi theo sau của căn nhà thì khi hoàn công xong rồi bạn mới xây tiếp sang phần đất vườn.

2️⃣Nếu như đất của bạn đang phù hợp và được phép chuyển thể tiếp tục thì bạn hãy dành thời gian làm thủ tục chuyển đổi cho 50m còn lại.

👉Khi đó, bạn có thể xây dựng nhà trên full đất của mình.

👉Chúc các bạn giao dịch bất động sản thành công!👌

<Buôn Mê Thuột 5-4-22>

Bình luận về bài viết này

Filed under Công việc

DÒNG TIỀN ĐANG CHẢY VÀO LĨNH VỰC KINH DOANH NÀO?

Trong tháng 1/2022, 286.000 tỷ đồng được cho vay. Đây là điểm rất khác thường so với mọi năm, vì như thông lệ, đầu năm là giai đoạn khá trầm lắng trong hoạt động cho vay bởi sau khi các doanh nghiệp đã hoàn thành mùa cao điểm cuối năm, tháng đầu năm sẽ là giai đoạn lên kế hoạch chuẩn bị cho năm mới. Đây cũng là một tín hiệu vui. Doanh nghiệp ở tất cả các ngành nghề đang bắt đầu khởi động lại sau thời gian dài đình trệ vì dịch bệnh.

Có một số lý giải cho hiện tượng này. Theo nhận định của các chuyên gia, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các doanh nghiệp đang bắt đầu guồng quay mới cho giai đoạn phục hồi kinh tế nên nhu cầu vay vốn sẽ nhiều hơn.

Theo số liệu từ NHNN, dư nợ tín dụng đến cuối tháng 1 đã tăng 2,74%, cao hơn khoảng 5 lần so với mức tăng 0,53% của cùng kỳ năm ngoái, còn trước đó đầu năm 2020, khi dịch COVID-19 chưa tác động tới nền kinh tế, vốn vay ra chỉ tăng vỏn vẹn 0,1%.

Dòng vốn chảy vào đâu?

Lĩnh vực được nhiều người quan tâm hiện nay là bất động sản. Số liệu mới nhất của năm nay thì chưa có, nhưng theo công bố gần đây nhất của NHNN, số vốn các ngân hàng rót vào đây chỉ chiếm khoảng 19% tổng dư nợ cho vay toàn nền kinh tế.

Lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro khác như chứng khoán, chứng khoán tăng trưởng mạnh mẽ như vậy nhưng chỉ chiếm phần ít ỏi, 0,54%. còn BT, BOT ước tính khoảng 1% dư nợ.

Nếu mà chúng ta trừ đi những lĩnh vực rủi ro này, có nghĩa vẫn gần 80% dòng tiền cho vay đang chảy vào sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, trong đó, trọng tâm là những nhóm ngành ưu tiên như xuất khẩu, nông lâm nghiệp, công nghệ cao. Điều này sẽ giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục của doanh nghiệp.

Ngân hàng tiếp tục siết vốn vào lĩnh vực rủi ro

Có một thực tế là xu hướng tăng cho vay bất động sản đã giảm dần qua các năm. Từ mức trên 44% của năm 2016, mức tăng trưởng đã giảm chỉ còn khoảng 12% vào năm ngoái. Bên cạnh đó, chúng ta còn có một “bộ lọc”, giúp điều chỉnh dòng vốn này.

Các bộ lọc chính là các quy định để sàng lọc vốn. Ví dụ như với chứng khoán, NHNN yêu cầu các NHTM không được cho vay vượt quá 5% vốn điều lệ. Còn với bất động sản, bộ lọc là các quy định về nâng cao hệ số rủi ro khi cho vay và không được lấy nhiều vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn.

Tại một số ngân hàng, tỷ lệ cho vay bất động sản luôn được khống chế dưới 1 con số, và chủ yếu là ưu tiên cho những người có nhu cầu nhà ở thật. Hiện trên 65% dư nợ cho vay bất động sản của các NHTM là dành cho người mua nhà hay sửa chữa nhà cửa.

Ông Đào Gia Hưng, Phó Giám đốc khối khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ VPBank cho biết: ” VPBank luôn có cơ chế khống chế vào bđs ở tỷ lệ nhất định, để tránh rủi ro tập trung, chọn lọc các dự án lớn, có uy tín, như dự án nhà ở xã hội, và đáp ứng các yêu cầu của NHNN và VPBank để hạn chế rủi ro”.

Ngoài việc hạn chế rủi ro, việc kiểm soát tốt dòng vốn đổ vào chứng khoán, BĐS còn tác động trực tiếp tới thứ hạng của các NHTM. Những ngân hàng tuân thủ quy định sẽ có thứ hạng cao trên bảng đánh giá của NHNN và ngược lại.

Ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc TPBank, nhận định: “Thứ hạng dùng để đánh giá sức khỏe ngân hàng. Xếp hạng cao thì thuận lợi hơn trong phân bổ tín dụng, thuận lợi hơn trong mở rộng kinh doanh hay những thứ khác”.

Thực tế, NHNN sẽ cấp hạn mức tín dụng cao hơn cho những ngân hàng tuân thủ tốt các quy định về an toàn vốn. Đây là thông điệp nhất quán được nhà điều hành đưa ra trong những năm gần đây, để đảm bảo dòng vốn sẽ được nắn chỉnh đúng hướng.

Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết: “NHNN theo chủ trương tạo điều kiện cho dòng tiền ưu tiên và kiểm soát tín dụng bất động sản, chứng khoán hay trái phiếu của doanh nghiệp mà không an toàn. những lĩnh vực rủi ro cao sẽ kiểm soát chặt. tất nhiên, những nhu cầu ở thực, vốn cho nhà ở xã hội vẫn được tập trung vốn, còn lĩnh vực dẫn tới câu chuyện đầu cơ, gây hiện tượng bong bóng thì sẽ bị kiểm soát chặt chẽ hơn”.

Như vậy, bàn tay từ cơ quan quản lý sẽ là bộ lọc hiệu quả để điều chỉnh các dòng chảy tín dụng. Dù muốn dù không thì các ngân hàng thương mại cũng phải điều chỉnh dòng vốn nắn dòng tín dụng cho phù hợp với nhu cầu hiện nay. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sẽ tiếp cận được với nguồn vốn lớn, ưu đãi.

Gần 80% dòng vốn vay chảy vào sản xuất kinh doanh

Sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, NHNN cho biết, đã có khoảng 1,3 triệu khách hàng được vay vốn với mức lãi suất thấp hơn trước. Nhiều doanh nghiệp cũng cho biết thường xuyên nhận được các lời mời chào vay vốn từ các NHTM. Vì thực tế, bản thân các ngân hàng cũng cần đẩy vốn cho vay ra.

Bà Nguyễn Thị Khánh Ly, Phó Tổng giám đốc điều hành CTCP In và Bao bì Goldsun, cho biết: “Các ngân hàng lớn có vốn nhà nước mức giảm lãi suất khá nhiều 0,4-0,5% so với năm 2020. Đối với các khoản vay ngắn hạn và các khoản vay trung hạn giảm 1%. Mức giảm như vậy là liều thuốc giúp doanh nghiệp xuất khẩu trong vấn đề phải huy động tài chính để tìm kiếm khách hàng mới”.

Cùng với việc các doanh nghiệp đang khôi phục hoạt động sản xuất, NHNN cũng đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay cao hơn, khoảng 14%, đồng thời, cũng để ngỏ khả năng sẽ mở rộng cửa cho vay nếu tình hình kinh tế khởi sắc, doanh nghiệp cần nhiều vốn hơn.

Các ngân hàng thương mại tung nhiều ưu đãi cho vay

Có 5 nhóm ưu tiên theo chỉ đạo của chính phủ, là nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, DNNVV, công nghiệp hỗ trợ, ứng dụng công nghệ cao. Những lĩnh vực này thường có tốc độ tăng trưởng vốn vay cao hơn mức bình quân chung nhưng phía các NHTM cho biết, dưới ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, các ngân hàng cũng chủ động mở rộng nhóm khách hàng được hưởng ưu đãi vay vốn bởi chỉ khi các doanh nghiệp có sức khỏe, phục hồi sản xuất kinh doanh, các ngân hàng mới có thể khỏe theo được.

Miễn giảm lãi suất và tiếp tục cơ cấu thời hạn trả nợ – đây là sự nỗ lực rất lớn của các ngân hàng cũng như cơ quan quản lý, để giúp nền kinh tế có thể phục hồi bởi theo khảo sát mới công bố của VCCI, có tới 94% doanh nghiệp đã phải chịu tác động tiêu cực bởi đại dịch, từ mất cân đối dòng tiền, khó tiếp cận khách hàng hay đứt gãy chuỗi cung ứng.

Kỳ vọng gói cấp bù lãi suất 2%/năm sớm đi vào thực tiễn

Mới đây, Quốc hội đã thông qua gói kích thích kinh tế, giao cho ngành ngân hàng triển khai hỗ trợ lãi suất 2%/năm dành cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Gói cấp bù lãi suất 2% này được ví như máy trợ thở của doanh nghiệp, sẽ tạo thêm dưỡng khí, thêm nguồn vốn giá rẻ cho doanh nghiệp đủ sức chống đỡ. Có nghĩa là bên cạnh nguồn vốn vay từ ngân hàng, sẽ có thêm khoảng 40.000 tỷ đồng vốn từ ngân sách nhà nước, chi ra thông qua các NHTM để giảm lãi vay cho doanh nghiệp. Lúc này cả ngân hàng và doanh nghiệp đều đang mong chờ 1 hướng dẫn cụ thể.

Ông Nguyễn Trọng Phi, Chủ tịch HĐQT Giovanni Group, cho biết: “Sau gần 2 năm COVID-19 rất khó khăn, cộng đồng doanh nghiệp mong phải rất nhanh nếu không sẽ lỡ nhịp với tiến trình phục hồi kinh tế thế giới khi kinh tế thế giới phục hồi trước chúng ta”.

Các doanh nghiệp cũng kỳ vọng cơ quan quản lý sẽ đưa ra tiêu chí rõ ràng, minh bạch về đối tượng được hưởng lãi suất và phương thức tính mức giảm lãi của ngân hàng bởi không ít doanh nghiệp lo ngại, gói cấp bù 2% sẽ bị trục lợi, biến tướng giống như cách khuyến mãi thổi giá lên rồi giảm giá xuống của các hãng bán lẻ.

Bà Nguyễn Thị Lan Hương, Chủ tịch CLB nông nghiệp công nghệ cao, Hội Doanh nghiệp Trẻ Việt Nam, nhận định: “Chính sách chung của chính phủ là thấp hơn 2% so với lãi suất thông thường, nhưng xu thế chung hiện nay là các NHTM đang tăng lãi suất nên nếu tăng rồi giảm 2% thì cũng không có nghĩa lý gì. Quan trọng hơn là làm nông nghiệp cần có lãi suất ổn định, nếu năm đầu tiên giảm 2%, mà mấy năm sau thì lại tăng, quan trọng là lãi suất ổn định bao lâu?”.

Ông Hoàng Văn Cường, Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội, nói: “Chúng ta phải kiểm soát theo dòng tiền. Các hoạt động thanh toán đó nếu thông qua ngân hàng thì đều kiểm soát được việc chi vào đâu, đúng mục đích không và khi nào dòng tiền quay trở lại thì sẽ hoàn trả ngân hàng. Như thế sẽ không lo doanh nghiệp có cần tài sản đảm bảo hay không và cũng không lo ngân hàng không quản lý được đồng vốn”.

Theo dự kiến, gói cấp bù lãi suất sẽ được cho vay thông qua cả các NHTM tư nhân chứ không chỉ gói gọn ở 4 ngân hàng có vốn nhà nước lớn. Trong tuần qua, NHNN cũng đã họp bàn để lấy ý kiến, xây dựng dự thảo nghị định hướng dẫn về quy trình cấp bù lãi suất cho vay.

-Nguồn Internet-

Bình luận về bài viết này

Filed under Công việc

HỌC CÁCH SỐNG BỚT CẦU TOÀN

Chẳng ai sinh ra là hoàn hảo, đừng để áp lực vì những thước đo cản trở việc bạn đến với hạnh phúc.

Về mặt học thuật, chúng ta làm việc nhiều giờ liên tục chỉ để đạt được những dấu ấn xuất sắc. Mặc dù hầu hết đều nói “tiêu chuẩn cao thì mới có thể phát triển”, nhưng nhiều người không biết những khó khăn phải trải qua để đạt được sự hoàn hảo.

Đôi khi chúng ta tự cảm thấy mình lười biếng vì trì hoãn, nhưng sự chậm trễ xuất phát từ nỗi sợ thất bại chứ không phải vì bạn lười biếng. Áp lực bạn đặt lên bản thân đè nặng và bạn đeo mác “không đủ giỏi” mỗi ngày.

Bạn không chỉ có những tiêu chuẩn cao cho bản thân mà còn có những tiêu chuẩn đó cho những người khác. Nếu mọi người không thực hiện theo mong đợi của bạn thì bạn cho rằng họ không đủ năng lực.

Điều này gây ra rất nhiều sự thất vọng vì bạn không thể tin tưởng bất cứ ai để chia sẻ những gánh nặng. Vì vậy, thay vì là một thành viên của một nhóm, bạn làm việc một mình và cố gắng làm hai hoặc ba công việc cùng một lúc.

Nỗ lực trở nên hoàn hảo là cánh cửa dẫn đến bất hạnh. Nó được gọi là chủ nghĩa hoàn hảo và giấc mơ không thể đạt được đang làm tổn hại đến sức khỏe tinh thần và cảm xúc của chúng ta.

Chúng ta cố gắng hướng đến sự hoàn hảo về cơ thể, về hiệu suất và các mối quan hệ. Trong một xã hội đề cao những sai lầm, có lạ gì khi rất nhiều người trẻ cố gắng thực hiện nhiệm vụ bất khả thi và hy vọng bản thân trở nên hoàn hảo?

Bạn biết mình là người cầu toàn nếu:

1. Tìm lỗi trong những gì bạn hoặc người khác làm;

2. Đặt ra các tiêu chuẩn cao không thực tế;

3. Chỉ trích quá mức những sai lầm;

4. Tìm kiếm sự chấp thuận để làm điều gì đó;

5. Chần chừ và tránh những tình huống có thể dẫn đến thất bại.

Theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, chủ nghĩa hoàn hảo trong giới trẻ đã gia tăng đáng kể kể từ những năm 1980. Sự gia tăng chủ nghĩa hoàn hảo có liên quan đến sự gia tăng căng thẳng, trầm cảm và lo lắng. Mong muốn trở nên hoàn hảo thậm chí đã bị ràng buộc với ý định tự tử.

Trong một phân tích tổng hợp được xuất bản trên Tạp chí Nhân cách, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy 45 nghiên cứu liên quan đến 54 mẫu, với 11.747 người tham gia cho thấy mối liên hệ giữa chủ nghĩa hoàn hảo với những suy nghĩ và hành vi tự sát.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét các nghiên cứu có chủ đề về chủ nghĩa hoàn hảo xoay quanh những kỳ vọng quá mức vào bản thân, cảm thấy áp lực từ người khác (bao gồm cả cha mẹ hoặc xã hội). Và kết quả chỉ ra rằng những người đạt điểm cao về chủ nghĩa hoàn hảo cũng cho thấy họ có nhiều ý định tự tử hơn.

<Nguồn Cafebiz>

Bình luận về bài viết này

Filed under Công việc

5 THÓI QUEN BẠN NÊN DUY TRÌ ĐỂ SỚM GIÀU CÓ

Trong cuộc sống, biết cách duy trì những thói quen làm giàu sẽ giúp chúng ta tích lũy tài sản tốt hơn. Nhiều người có quá nhiều “thói quen của người nghèo” nên dù dốc hết sức mình họ cũng khó có thể trở nên giàu có.

1. Ít ăn vặt

Theo thống kê, có tới 97% người nghèo “nạp hơn 300 calori vào cơ thể bằng cách ăn vặt, ăn nhiều thức ăn được chế biến sẵn như snack, đồ hộp/1 ngày; trong khi 70% người giàu không bao giờ làm thế”. Chẳng có gì khó hiểu với kết luận đó, vì thức ăn vặt rất rẻ.

Nếu con người cứ nạp vào cơ thể những thức ăn nhanh từ ngày này qua ngày khác, chúng sẽ tác động xấu đến cân nặng cũng như sức khỏe. Nó sẽ gây ra các căn bệnh nguy hiểm như đái tháo đường hoặc nhồi máu cơ tim. Khi bị bệnh, chẳng những bạn không thể đi kiếm tiền mà còn phải mang tiền đến “cống nộp” cho bệnh viện cũng như bác sỹ.

2. Luyện tập hàng ngày

Có thể thấy, những người giàu được phỏng vấn luôn coi trọng sức khỏe. “76% người giàu luyện tập aerobic ít nhất 4 ngày/1 tuần, trong khi chỉ có 23% người nghèo làm việc đó”. Ông ta nói thêm rằng, thói quen này, cộng với việc ăn uống lành mạnh, chính là chìa khóa của người giàu. “Để trở thành người giàu, sức khỏe chính là chìa khóa”, Corley nói trong một cuộc phỏng vấn.

“Nếu bạn khỏe mạnh, bạn mới có thể lao động, bạn mới có nhiều năng lượng. Bạn làm việc nhiều giờ hơn, ít ngày ốm hơn, tăng năng suất sản xuất; giúp đạt được ước vọng thành công”.

3. Luôn chăm sóc các mối quan hệ

“Những người thành công thường là những sinh viên luôn cố gắng tìm cách xây dựng nhiều mối quan hệ. Họ luôn gọi lại khi thấy một cuộc gọi nhỡ. Họ không ngừng tìm kiếm các phương cách để giúp các mối quan hệ tiến triển”, Corley viết.

Họ nhớ kỹ các ngày sinh nhật, nhiều khi chỉ để gọi điện chúc mừng. Họ luôn luôn mở rộng mạng lưới các mối quan hệ, chia sẻ các mốc sự kiện, các thói quen hàng ngày với nhiều người. 79% người giàu bỏ ra hơn 5 giờ mỗi tháng để duy trì các mạng lưới quan hệ trong khi chỉ có 16% người nghèo làm thế.

4. Luôn luôn học tập

Kết quả nghiên cứu cho thấy, 88% người giàu được phỏng vấn nói rằng, họ đọc 30 phút hoặc hơn mỗi ngày để trau dồi kiến thức hoặc các kỹ năng cho công việc; trong khi chỉ 2% người nghèo làm điều đó. “Tôi thấy rằng, 76% người giàu thường đọc hai quyển sách hoặc hơn để trau dồi kiến thức nghề nghiệp hoặc tâm hồn; người nghèo không thể.

Do đó, chúng ta cần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giáo dục, đọc, tự hoàn thiện bản thân không ngừng mỗi ngày”, Corley tiếp. Việc không ngừng học tập khiến con người có nhiều tri thức cũng như động lực trong quá trình làm giàu.

5. Sự giàu có không chờ đợi

Những người giàu đặt mục tiêu và cố gắng hoàn thành mọi thứ, họ ghi chú vào sổ tay. Phá vỡ các thói quen xấu cũng là bước quan trọng để thành công.

Corley nói. “Khi ý nghĩ hãy từ từ bắt đầu mon men trong trí não, người giàu sẽ tìm cách quăng nó đi và la lớn rằng ‘hãy làm ngay’. Lập tại 3 từ này hàng trăm lần trong một ngày nếu cần thiết”, ông ta tiếp tục kết luận.

<Nguồn tổng hợp>

Bình luận về bài viết này

Filed under Công việc

6 CÂU HỎI HÉ LỘ BÍ MẬT BẠN CÓ LÀ MỘT THIÊN TÀI HAY KHÔNG?

Không phải thiên tài nào cũng tỉ mỉ trong mọi công việc. Do vậy, họ cũng có thể quên khuấy đi những thứ đơn giản nhất.

Ngày nay, nhân tài là một trong những động cơ đẩy quan trọng nhất ở những công ty tồn tại dựa vào ưu thế cạnh tranh tiến bộ và sáng tạo. Tuy nhiên, việc nhận diện một thiên tài và hiểu cách họ tư duy không phải là điều dễ dàng – đặc biệt khi các thiên tài này còn trẻ.

Bằng kinh nghiệm quản lý và lãnh đạo rất nhiều tài năng đặc biệt, bác sĩ Robert Hromas rút ra 6 câu hỏi giúp những nhà tuyển dụng có thể “đãi cát tìm vàng”, tìm ra những nhân tài xuất chúng và không bỏ lỡ những con người đặc biệt này. Sáu câu hỏi mà bác sĩ Rober gợi ý:

Sáu câu hỏi này giúp bạn biết mình có tố chất của một thiên tài hay không! 

  1. Ứng viên có suy nghĩ theo những đường thẳng song song thay vì một đường thẳng duy nhất? (tức tư duy khái quát hóa)

Ứng viên chỉ có thể tư duy một vấn đề vào một thời điểm? Hay thay vào đó, người đó có thể có nhiều hơn một khái niệm xuất hiện trong đầu cùng một lúc, cho dù những khái niệm đó mâu thuẫn với nhau?

Ví dụ: Einstein có khả năng tạo ra mối liên quan giữa khối lượng và năng lượng trong khi những người khác thì thấy không có liên quan gì cả.

2. Thành viên tương lai của nhóm làm việc có phải là chuyên gia trong nhiều hơn một lĩnh vực?

Ví dụ: Leonardo da Vinci không chỉ là một trong những nghệ sĩ thiên tài trong lịch sử loài người, ông ấy còn là một người có tầm nhìn đầy sáng tạo. Ông đã khái niệm hóa trực thăng, xe tăng, năng lượng mặt trời, máy tính, và lý thuyết về cấu trúc của vỏ trái đất rất lâu trước khi các kỹ sư địa chất hiểu được ý tưởng của ông.

3. Ứng viên có bị mất phương hướng trong vấn đề mà họ đang đối mặt?

Họ có trở nên bị ám ảnh về việc tìm ra lời giải hoặc đạt được mục tiêu? Họ có tiếp cận một thách thức bằng sự kích thích và tìm thấy niềm vui trong thách thức đó không?

4. Giải pháp của ứng viên cho vấn đề khá bất ngờ nhưng vẫn đơn giản?

Ứng viên có nhìn vấn đề từ những quan điểm khác hay không? Họ có khả năng suy nghĩ vượt ra khỏi khuôn khổ hay không? Họ có khả năng diễn đạt những tư tưởng phức tạp bằng những cách đơn giản hay không?

5. Ứng viên có làm việc với năng suất cao hay không?

Ví dụ: Edison có rất nhiều bằng sáng chế, và Einstein cũng công bố hàng trăm bài nghiên cứu. Tất nhiên, không phải tất cả sản phẩm đó đều có cùng đẳng cấp như thuyết Tương đối của Einstein, nhưng bộ óc của ông liên tục tạo ra những ý tưởng mới.

6. Ứng viên có quan tâm đến tính tỉ mỉ trong công việc của mình hay không?

Về cơ bản, các thiên tài thường tỉ mỉ trong công việc họ ưa thích. Tuy vậy, điều đó không có nghĩa là họ tỉ mỉ trong tất cả các lĩnh vực – nhưng họ có thể quên khuấy những thứ rất đời thường, ví dụ như quên trả tiền điện hàng tháng chẳng hạn. Tuy vậy, có thể khẳng định họ rất nghiêm túc và ít khi khoan dung cho sự luộm thuộm trong lĩnh vực của mình.

<Nguồn tổng hợp>

Bình luận về bài viết này

Filed under Công việc