Monthly Archives: Tháng Tám 2017

4 CUỐN SÁCH CỦA ECKHART TOLLE BẠN KHÔNG NÊN BỎ QUA

1️⃣ Sức mạnh hiện tại – The Power of Now

🌱 Cuốn sách được ví như một người bạn đồng hành giúp người đọc tìm về với chính mình. Thông qua việc phân tích những nỗi đau khổ tinh thần của con người trong quá khứ, tác giả đề cao vai trò, giá trị và sức mạnh của hiện tại. Eckhart Tolle đưa ra chân lý rằng, chỉ cần tập trung vào hiện tại, con người có thể vượt qua tất cả những suy nghĩ tiêu cực, và tìm được bản ngã của bản thân. Bên cạnh đó tinh thần của con người cũng sẽ lạc quan và thanh thản hơn.

2️⃣ Sức Mạnh Của Tĩnh Lặng – Stillness Speaks

🌱 Không triết lí, không kế hoạch, không hướng dẫn phương pháp… cuốn sách không cho bạn gì cả. Nó chỉ tặng bạn cách để bạn tìm thấy con đường đi vào chính mình, tìm ra bản ngã cá nhân. Bằng cách tìm thấy nội tâm mình bạn sẽ tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi: Tôi là ai? Tôi có thể làm được gì? Tôi nên sống như thế nào?

🌱 Sức mạnh của tĩnh lặng có thể giúp bạn rũ bỏ hết những khó khăn, hiểu lầm, vun bồi lại những quan hệ thân thiết trong đời mình, vượt lên trên những thói quen xưa cũ, những cách hành xử tiêu cực, thay đổi quan hệ của bạn với mọi người và với cuộc đời.

3️⃣ Thức tỉnh mục đích sống – A New Earth

🌱 Chuyển hóa tâm thức con người là trọng tâm của những điều Eckhart Tolle đề cập trong quyển sách nổi tiếng A New Earth – Thức Tỉnh Mục Đích Sống này. Theo ông, sự thức tỉnh là bước kế tiếp sẽ xảy ra trong quá trình phát triển tâm thức của nhân loại. Nhân loại sẽ bước sang một giai đoạn mà sự thức tỉnh trong tâm hồn sẽ tạo ra sự tự do và niềm hạnh phúc miên viễn trong mỗi con người và trên toàn thế giới.

“Thức tỉnh mục đích sống” đã cộng hưởng thật sâu sắc với những điều bên trong tôi và giúp tôi thay đổi nhận thức về bản thân và về cả mọi điều…”

4️⃣ Hợp nhất với vũ trụ – Oneness With All Life

🌱 Sau cuốn sách Thức tỉnh mục đích sống (A News Earth), Eckhart Tolle đã tuyển chọn những đoạn văn đặc biệt phù hợp với tên gọi Hợp Nhất Vũ Trụ thành một quyển sách mới, ngắn gọn, súc tích giúp bạn đọc chiêm nghiệm và tiếp nhận dễ hơn.

🌱 Cuốn sách này sẽ mang đến cho bạn cảm nhận rõ nét về sự biến đổi nội tâm và làm chủ cảm xúc, bạn đọc không phải để học hỏi cái mới, mà để tĩnh tâm soi lại chính mình một cách sâu sắc hơn, từ đó khơi nguồn cho những suy nghĩ, hành động theo hướng tích cực.

<Sưu tầm>

Bình luận về bài viết này

Filed under Đọc sách

KIM TỨ ĐỒ LÀ GÌ?

Kim Tứ Đồ là gì? DẠY CON LÀM GIÀU (tập 2)

Trong xã hội có bốn nhóm làm ra tiền bạc, ai trong chúng ta ít nhất cũng thuộc về 1 trong 4 nhóm đó là Kim tứ đồ:

+ Nhóm người làm công: Những người làm thuê cho 1 để nhận lương được trả hàng tháng. Họ có thể giữ chức vụ cao như quản lý hay chỉ là 1 nhân viên thông thường, đây là nhóm người có thu nhập thấp nhất trong kim tứ đồ.

+ Người làm tư: Những người tự kinh doanh nhờ chuyên môn và kinh nghiệm. Những người này mắc bệnh chuyên môn rất cao, phụ thuộc vào thời gian và tay nghề của họ.

+ Nhóm chủ doanh nghiệp: đó là những người có công ty và điều hành hệ thống kinh doanh. Họ có thể chỉ là những người quản lý cấp cao, họ sử dụng rất ít thời gian nhưng vẫn có thể thu nhiều lời nhận từ hoạt động kinh doanh của mình.

+ Nhóm chủ đầu tư: Có khả năng dùng đồng tiền để đẻ ra tiền, bắt tiền làm việc cho mình, họ luôn tìm kiếm những cơ hội đầu tư kể cả khi thị trường đi lên hay đi xuống.

Người cha nghèo khuyên Kiyosaki trở thành 1 nhân viên nhóm L có mức lương cao hoặc 1 chuyên gia làm tư có mức phí cao như luật sư hay bác sĩ. Trong khi đó người cha giàu lại khuyên ông trở thành ông chủ lớn và dùng tiền của mình để đầu tư trở nên giàu có. Một bên dùng thời gian để trao đổi lấy thu nhập, một bên thì dùng tài sản để kiếm thêm được thu nhập cho mình.

Hầu hết chúng ta đều có khả năng kiếm tiền từ cả 4 nhóm trên tứ đồ. Nó không quyết định từ việc chúng ta học gì ở trường mà thuộc về bản thân chúng ta, đó là những quan điểm về về cách chúng ta tạo ra tiền bạc. Cho dù chúng ta có làm một ngành nghề chuyên môn nào đi nữa, chúng ta vẫn có thể tồn tại và làm việc trong cả 4 nhóm.

<Sưu tầm>

Bình luận về bài viết này

Filed under Đọc sách

NHỮNG CÁNH ĐỒNG LÚA ĐẦY NGHỆ THUẬT Ở NHẬT BẢN

Inakadate, một ngôi làng ở Aomori, phía bắc đảo Honshu, Nhật Bản đã thành công trong việc làm sống lại chính ngôi làng của mình bằng cách tạo ra những hình thức nghệ thuật độc đáo ngay ở các cánh đồng lúa. Nghệ thuật này có tên là Tanbo, ra đời vào năm 199. Người nông dân đã tạo mẫu và kỳ công trồng đan xen, cắt tỉa để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời trên quy mô lớn.

Ngày nay, với sự phổ biến của loại hình nghệ thuật này đã giúp ngôi làng đón hơn 200.000 du khách mỗi năm đến tham quan, dù dân số ở đây chỉ có 8.000 người.

Mỗi năm, những bác nông dân chân lắm tay bùn đã trồng những cánh đồng lúa với nhiều màu sắc khác nhau để mong tạo nên những tác phẩm nghệ thuật mới lạ hơn, và điều này diễn ra liên tục trong quá trình phát triển của cây lúa cho đến khi thu hoạch.

Các bức tranh khổng lồ mà họ đã thực hiện là những tác phẩm nghệ thuật cổ điển như Mona Lisa, hình ảnh các nhân vật lịch sử như Napoleon, Marilyn Monroe, văn hóa thế giới, những biểu tượng truyền thống ở Nhật, các nhân vật hoạt hình, cảnh quan tự nhiên và các con số.

Để chiêm ngưỡng những tuyệt tác này, hàng trăm du khách có thể đứng trên đài quan sát trên ở phía trên cùng của tòa thị chính để tận mắt ngắm nhìn toàn cảnh các cánh đồng lúa bao la, trải dài tít tắp và những bức tranh sắc màu với nhiều chủ đề ấn tượng.

Cách đây 20 năm, làng Inakadate lâm vào cảnh khốn khó với nợ nần chồng chất, thu nhập từ nông nghiệp giảm sút và người dân rời bỏ làng. Năm 1981, chính quyền phát hiện di tích khảo cổ cánh đồng lúa hơn 2.000 năm tuổi, đã tạo nên danh tiếng cho ngôi làng Inakadate, một trong những vùng trồng lúa lâu đời nhất miền bắc Nhật Bản.

Chi phí tạo hình nghệ thuật trên cánh đồng lúa khoảng 35.000 USD mỗi năm, nhưng mang lại khoản doanh thu từ khách du lịch khoảng 70.000 USD. Doanh thu này không phải được thu từ phí tham quan của khách du lịch, mà hoàn toàn được nhận từ sự quyên góp.

Để tạo được các tác phẩm nghệ thuật công phu này, chúng phải được thiết kế trước trên máy tính để xác định chính xác vị trí trồng và cách trồng như thế nào. Sau đó, hàng trăm tình nguyện viên tiến hành trồng các giống lúa biến đổi gen nhiều màu sắc như đỏ đen, vàng, trắng và pha trộn với các giống xanh lá cây của địa phương để tạo nên những tác phẩm trông rất phức tạp nhưng rất cuốn hút.

<Sưu tầm>

Bình luận về bài viết này

Filed under Công việc

HỌC SINH ĐÔNG NAM Á SANG NHẬT BẢN, 1/4 SỐ SINH VIÊN QUỐC TẾ LÀ NGƯỜI VIỆT NAM

Nhật Bản đang cố gắng gia tăng quan hệ với các nền kinh tế mới nhằm mở rộng thị trường cũng như cơ hội kinh doanh cho các tập đoàn của họ, nhất là khi thị trường lớn Trung Quốc có quá nhiều bảo hộ cũng như sức ép từ chính quyền Bắc Kinh.

Ngoài những mảng nổi tiếng như công nghệ kỹ thuật, giáo dục, thực phẩm, nông nghiệp thì mặt trận mới nhất của Nhật Bản hiện nay là giáo dục. Nhật Bản đang tăng cường tuyển sinh từ các nước với kỳ vọng lực lượng lao động này sẽ gia tăng mối quan hệ giữa 2 quốc gia trong tương lai.

Đặc biệt, Đông Nam Á trở thành trọng tâm của Nhật Bản khi khu vực này là điểm đến đầu tư quan trọng cũng như là nơi hội tụ nhiều tài năng trẻ chưa được khai phá.

Đứng đầu trong số các nước trên phải nói đến Việt Nam. Số liệu của tổ chức JASSO cho thấy số sinh viên Việt học tại Nhật đã tăng hơn 12 lần trong 6 năm tính từ tháng 5/2016 lên 54.000 học sinh.

Hiện số sinh viên Việt Nam chiếm gần 1/4 tổng số sinh viên quốc tế tại Nhật, đứng sau Trung Quốc với 41%. Tuy vậy, số du học sinh Trung Quốc tại đây đang giảm dần trong vài năm qua.

<Sưu tầm>

Bình luận về bài viết này

Filed under Công việc

SỰ CẦN THIẾT PHẢI KHÁC BIỆT

Người ta thường có khuynh hướng suy nghĩ rằng: Những sự việc tương tự nhau thì cách giải quyết là giống nhau. “Trường hợp này tao đã trải qua nhiều rồi, mày phải làm thế này: 1+1=2, 2+2=4, 4+4=5”.

Đây là lối tư duy sai lầm, bởi vì cùng một sự việc nhưng bản chất hiện tượng và cách giải quyết là hoàn toàn khác nhau. “Những gì mày làm thì tao sẽ không làm, và những gì tao làm chắc chắn mày không làm được.”
Trong những sự việc giống nhau luôn có những điểm khác nhau. Đi tìm những điểm khác nhau trong những sự việc giống đó là nhiệm vụ để khác biệt.
Cách tạo ra tư duy khác biệt:
1./ Luôn luôn nghi ngờ những giải pháp của chính mình và không bao giờ bằng lòng với những gì đang diễn ra.
2./ Khi gặp một sự việc hiện tượng, ngay lập tức phân tích sự khác nhau của những sự việc tương tự.
3./ Đưa ra tất cả các giải pháp khác với giải pháp đã có, không cần biết mức độ khả thi. Rồi sau đó chọn giải pháp khác biệt hoàn hảo nhất.
Cuối cùng, luôn luôn phải suy nghĩ, tạo thói quen suy nghĩ. Nghĩ… nghĩ… nghĩ… nghĩ mãi rồi cũng sẽ tìm được giải pháp.
<Sưu tầm>

Bình luận về bài viết này

Filed under Công việc

BA MƯƠI RỒI

Tình trạng chung ở quê mình (mà chắc chỗ nào cũng thế) là nhà nào cũng còn Bố Mẹ ở nhà, các con đi hết trơn. Chẳng phải không thương Bố Mẹ, mình có lân la đi tìm xem có chỗ nào làm ở quê không thì thấy bên doanh nghiệp tư nhân thì không một công ty nào đăng tuyển dụng, hỏi ra mới biết có chỗ nào thì để dành cho con cháu vào, chứ ai đâu đi tuyển người ngoài. Còn khối doanh nghiệp nhà nước thì khỏi nói, chỗ này 50tr, chỗ kia 70tr,… còn có chỗ kia 250tr… Móa ơi, tui thề là tui có 20tr tui đi bán nước mía chứ chẳng việc gì đi cầu cạnh.

Chẳng lẽ lang bạc bao nhiêu năm giờ về làm ruộng, sao cam lòng. Cái này là bức con người ta phải tha hương mà. Thực ra thì không phải giờ mới nghĩ, mà 2, 3 năm trước đã muốn tìm một công việc gì mà có thể thường xuyên về quê, mà nói chúng đi đâu cũng có thể làm được việc. Và quan trọng hơn nữa là mình phải thực sự hứng thú với công việc này.
“Dứt dép” mà đi làm nơi xa thấy thương Bố Mẹ lắm. Mà ở nhà thì thấy con người nó cứ vô dụng bất tài thế nào ấy. Ngẫm, cứ lao đầu đi kiếm tiền, đi tìm con đường của riêng mình rồi đến lúc ngoảnh lại… thôi chết, 30 rồi!…
Mà cái đắng cay nhất là tới 30 vẫn chưa làm được cái mẹ gì ra hồn cả. Người ta nói: “Giàu chưa chắc đã sung sướng, nhưng mà nghèo thì chắc chắn không sung sướng gì rồi…”
Kể ra, cái lý thuyết tự do tài chính của mình cũng phù hợp với mình đấy. Mà “tiên sư nhà nó” sao làm hoài thấy chi không à, chả thu được cắc lẻ nào. Nói thì nói thế thôi, chứ làm cái công việc “tào lao” này thấy sướng thật.
Chết, mải chém gió… Thôi đi nấu cơm Kekeke…
P/s: Ba năm trước tư duy nó còn hạn hẹp. Chỉ sợ về quê làm ruộng người ta lại nói ra nói vào. Rồi làm Bố Mẹ lại khổ tâm. Giờ khác rồi, dân làng người ta nói gì kệ mẹ họ. Mình muốn làm gì thì làm, không bận tâm mấy chuyện không đâu nữa.
<Sưu tầm>

Bình luận về bài viết này

Filed under Công việc