Monthly Archives: Tháng Sáu 2021

HỌC CÁCH SỐNG BỚT CẦU TOÀN

Chẳng ai sinh ra là hoàn hảo, đừng để áp lực vì những thước đo cản trở việc bạn đến với hạnh phúc.

Về mặt học thuật, chúng ta làm việc nhiều giờ liên tục chỉ để đạt được những dấu ấn xuất sắc. Mặc dù hầu hết đều nói “tiêu chuẩn cao thì mới có thể phát triển”, nhưng nhiều người không biết những khó khăn phải trải qua để đạt được sự hoàn hảo.

Đôi khi chúng ta tự cảm thấy mình lười biếng vì trì hoãn, nhưng sự chậm trễ xuất phát từ nỗi sợ thất bại chứ không phải vì bạn lười biếng. Áp lực bạn đặt lên bản thân đè nặng và bạn đeo mác “không đủ giỏi” mỗi ngày.

Bạn không chỉ có những tiêu chuẩn cao cho bản thân mà còn có những tiêu chuẩn đó cho những người khác. Nếu mọi người không thực hiện theo mong đợi của bạn thì bạn cho rằng họ không đủ năng lực.

Điều này gây ra rất nhiều sự thất vọng vì bạn không thể tin tưởng bất cứ ai để chia sẻ những gánh nặng. Vì vậy, thay vì là một thành viên của một nhóm, bạn làm việc một mình và cố gắng làm hai hoặc ba công việc cùng một lúc.

Nỗ lực trở nên hoàn hảo là cánh cửa dẫn đến bất hạnh. Nó được gọi là chủ nghĩa hoàn hảo và giấc mơ không thể đạt được đang làm tổn hại đến sức khỏe tinh thần và cảm xúc của chúng ta.

Chúng ta cố gắng hướng đến sự hoàn hảo về cơ thể, về hiệu suất và các mối quan hệ. Trong một xã hội đề cao những sai lầm, có lạ gì khi rất nhiều người trẻ cố gắng thực hiện nhiệm vụ bất khả thi và hy vọng bản thân trở nên hoàn hảo?

Bạn biết mình là người cầu toàn nếu:

1. Tìm lỗi trong những gì bạn hoặc người khác làm;

2. Đặt ra các tiêu chuẩn cao không thực tế;

3. Chỉ trích quá mức những sai lầm;

4. Tìm kiếm sự chấp thuận để làm điều gì đó;

5. Chần chừ và tránh những tình huống có thể dẫn đến thất bại.

Theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, chủ nghĩa hoàn hảo trong giới trẻ đã gia tăng đáng kể kể từ những năm 1980. Sự gia tăng chủ nghĩa hoàn hảo có liên quan đến sự gia tăng căng thẳng, trầm cảm và lo lắng. Mong muốn trở nên hoàn hảo thậm chí đã bị ràng buộc với ý định tự tử.

Trong một phân tích tổng hợp được xuất bản trên Tạp chí Nhân cách, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy 45 nghiên cứu liên quan đến 54 mẫu, với 11.747 người tham gia cho thấy mối liên hệ giữa chủ nghĩa hoàn hảo với những suy nghĩ và hành vi tự sát.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét các nghiên cứu có chủ đề về chủ nghĩa hoàn hảo xoay quanh những kỳ vọng quá mức vào bản thân, cảm thấy áp lực từ người khác (bao gồm cả cha mẹ hoặc xã hội). Và kết quả chỉ ra rằng những người đạt điểm cao về chủ nghĩa hoàn hảo cũng cho thấy họ có nhiều ý định tự tử hơn.

<Nguồn Cafebiz>

Bình luận về bài viết này

Filed under Công việc

5 THÓI QUEN BẠN NÊN DUY TRÌ ĐỂ SỚM GIÀU CÓ

Trong cuộc sống, biết cách duy trì những thói quen làm giàu sẽ giúp chúng ta tích lũy tài sản tốt hơn. Nhiều người có quá nhiều “thói quen của người nghèo” nên dù dốc hết sức mình họ cũng khó có thể trở nên giàu có.

1. Ít ăn vặt

Theo thống kê, có tới 97% người nghèo “nạp hơn 300 calori vào cơ thể bằng cách ăn vặt, ăn nhiều thức ăn được chế biến sẵn như snack, đồ hộp/1 ngày; trong khi 70% người giàu không bao giờ làm thế”. Chẳng có gì khó hiểu với kết luận đó, vì thức ăn vặt rất rẻ.

Nếu con người cứ nạp vào cơ thể những thức ăn nhanh từ ngày này qua ngày khác, chúng sẽ tác động xấu đến cân nặng cũng như sức khỏe. Nó sẽ gây ra các căn bệnh nguy hiểm như đái tháo đường hoặc nhồi máu cơ tim. Khi bị bệnh, chẳng những bạn không thể đi kiếm tiền mà còn phải mang tiền đến “cống nộp” cho bệnh viện cũng như bác sỹ.

2. Luyện tập hàng ngày

Có thể thấy, những người giàu được phỏng vấn luôn coi trọng sức khỏe. “76% người giàu luyện tập aerobic ít nhất 4 ngày/1 tuần, trong khi chỉ có 23% người nghèo làm việc đó”. Ông ta nói thêm rằng, thói quen này, cộng với việc ăn uống lành mạnh, chính là chìa khóa của người giàu. “Để trở thành người giàu, sức khỏe chính là chìa khóa”, Corley nói trong một cuộc phỏng vấn.

“Nếu bạn khỏe mạnh, bạn mới có thể lao động, bạn mới có nhiều năng lượng. Bạn làm việc nhiều giờ hơn, ít ngày ốm hơn, tăng năng suất sản xuất; giúp đạt được ước vọng thành công”.

3. Luôn chăm sóc các mối quan hệ

“Những người thành công thường là những sinh viên luôn cố gắng tìm cách xây dựng nhiều mối quan hệ. Họ luôn gọi lại khi thấy một cuộc gọi nhỡ. Họ không ngừng tìm kiếm các phương cách để giúp các mối quan hệ tiến triển”, Corley viết.

Họ nhớ kỹ các ngày sinh nhật, nhiều khi chỉ để gọi điện chúc mừng. Họ luôn luôn mở rộng mạng lưới các mối quan hệ, chia sẻ các mốc sự kiện, các thói quen hàng ngày với nhiều người. 79% người giàu bỏ ra hơn 5 giờ mỗi tháng để duy trì các mạng lưới quan hệ trong khi chỉ có 16% người nghèo làm thế.

4. Luôn luôn học tập

Kết quả nghiên cứu cho thấy, 88% người giàu được phỏng vấn nói rằng, họ đọc 30 phút hoặc hơn mỗi ngày để trau dồi kiến thức hoặc các kỹ năng cho công việc; trong khi chỉ 2% người nghèo làm điều đó. “Tôi thấy rằng, 76% người giàu thường đọc hai quyển sách hoặc hơn để trau dồi kiến thức nghề nghiệp hoặc tâm hồn; người nghèo không thể.

Do đó, chúng ta cần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giáo dục, đọc, tự hoàn thiện bản thân không ngừng mỗi ngày”, Corley tiếp. Việc không ngừng học tập khiến con người có nhiều tri thức cũng như động lực trong quá trình làm giàu.

5. Sự giàu có không chờ đợi

Những người giàu đặt mục tiêu và cố gắng hoàn thành mọi thứ, họ ghi chú vào sổ tay. Phá vỡ các thói quen xấu cũng là bước quan trọng để thành công.

Corley nói. “Khi ý nghĩ hãy từ từ bắt đầu mon men trong trí não, người giàu sẽ tìm cách quăng nó đi và la lớn rằng ‘hãy làm ngay’. Lập tại 3 từ này hàng trăm lần trong một ngày nếu cần thiết”, ông ta tiếp tục kết luận.

<Nguồn tổng hợp>

Bình luận về bài viết này

Filed under Công việc

6 CÂU HỎI HÉ LỘ BÍ MẬT BẠN CÓ LÀ MỘT THIÊN TÀI HAY KHÔNG?

Không phải thiên tài nào cũng tỉ mỉ trong mọi công việc. Do vậy, họ cũng có thể quên khuấy đi những thứ đơn giản nhất.

Ngày nay, nhân tài là một trong những động cơ đẩy quan trọng nhất ở những công ty tồn tại dựa vào ưu thế cạnh tranh tiến bộ và sáng tạo. Tuy nhiên, việc nhận diện một thiên tài và hiểu cách họ tư duy không phải là điều dễ dàng – đặc biệt khi các thiên tài này còn trẻ.

Bằng kinh nghiệm quản lý và lãnh đạo rất nhiều tài năng đặc biệt, bác sĩ Robert Hromas rút ra 6 câu hỏi giúp những nhà tuyển dụng có thể “đãi cát tìm vàng”, tìm ra những nhân tài xuất chúng và không bỏ lỡ những con người đặc biệt này. Sáu câu hỏi mà bác sĩ Rober gợi ý:

Sáu câu hỏi này giúp bạn biết mình có tố chất của một thiên tài hay không! 

  1. Ứng viên có suy nghĩ theo những đường thẳng song song thay vì một đường thẳng duy nhất? (tức tư duy khái quát hóa)

Ứng viên chỉ có thể tư duy một vấn đề vào một thời điểm? Hay thay vào đó, người đó có thể có nhiều hơn một khái niệm xuất hiện trong đầu cùng một lúc, cho dù những khái niệm đó mâu thuẫn với nhau?

Ví dụ: Einstein có khả năng tạo ra mối liên quan giữa khối lượng và năng lượng trong khi những người khác thì thấy không có liên quan gì cả.

2. Thành viên tương lai của nhóm làm việc có phải là chuyên gia trong nhiều hơn một lĩnh vực?

Ví dụ: Leonardo da Vinci không chỉ là một trong những nghệ sĩ thiên tài trong lịch sử loài người, ông ấy còn là một người có tầm nhìn đầy sáng tạo. Ông đã khái niệm hóa trực thăng, xe tăng, năng lượng mặt trời, máy tính, và lý thuyết về cấu trúc của vỏ trái đất rất lâu trước khi các kỹ sư địa chất hiểu được ý tưởng của ông.

3. Ứng viên có bị mất phương hướng trong vấn đề mà họ đang đối mặt?

Họ có trở nên bị ám ảnh về việc tìm ra lời giải hoặc đạt được mục tiêu? Họ có tiếp cận một thách thức bằng sự kích thích và tìm thấy niềm vui trong thách thức đó không?

4. Giải pháp của ứng viên cho vấn đề khá bất ngờ nhưng vẫn đơn giản?

Ứng viên có nhìn vấn đề từ những quan điểm khác hay không? Họ có khả năng suy nghĩ vượt ra khỏi khuôn khổ hay không? Họ có khả năng diễn đạt những tư tưởng phức tạp bằng những cách đơn giản hay không?

5. Ứng viên có làm việc với năng suất cao hay không?

Ví dụ: Edison có rất nhiều bằng sáng chế, và Einstein cũng công bố hàng trăm bài nghiên cứu. Tất nhiên, không phải tất cả sản phẩm đó đều có cùng đẳng cấp như thuyết Tương đối của Einstein, nhưng bộ óc của ông liên tục tạo ra những ý tưởng mới.

6. Ứng viên có quan tâm đến tính tỉ mỉ trong công việc của mình hay không?

Về cơ bản, các thiên tài thường tỉ mỉ trong công việc họ ưa thích. Tuy vậy, điều đó không có nghĩa là họ tỉ mỉ trong tất cả các lĩnh vực – nhưng họ có thể quên khuấy những thứ rất đời thường, ví dụ như quên trả tiền điện hàng tháng chẳng hạn. Tuy vậy, có thể khẳng định họ rất nghiêm túc và ít khi khoan dung cho sự luộm thuộm trong lĩnh vực của mình.

<Nguồn tổng hợp>

Bình luận về bài viết này

Filed under Công việc

QUÁ ÍT – QUÁ NHIỀU

Quá nhiều và quá ít 

1. Cuộc đời luôn mất cân bằng: chúng ta luôn có quá nhiều thứ này và quá ít thứ khác. Bé thì quá nhiều sự chăm sóc, nhưng quá ít sự tự chủ (vì mẹ muốn tốt cho con nên không thể để con sống theo ý mình). 

Còn trẻ thì quá nhiều tự do để ham muốn, nhưng lại không có đủ điều kiện (không còn ai ngăn cấm thứ bạn thích, chỉ là bạn không đủ khả năng có được nó). Già đi thì lại có quá nhiều thời gian, đu đủ tiền bạc và quan hệ, nhưng lại quá ít ham muốn. 

Đủ, vừa, trung dung là một lối sống thần tượng vì hiếm ai đạt được nó (dù chúng ta cũng hay đố kỵ những người ‘thái quá’: quá nhiều tài năng, quá nhiều hàng hiệu, quá ít mỡ, quá ít muộn phiền). 

Một lẽ, vì chúng ta không để đo những thứ không thể đếm: 3 bó rau này là đủ; 2 cái Iphone là đủ; nhưng yêu thế này đã đủ chưa? Bởi vì không biết thế nào là đủ, nên bạn còn phải cố gắng, và sẽ mãi phải cố gắng. 

2. Vì còn chưa đủ nên còn phải tham, nên những người tham chỉ khi họ còn chưa đủ. Bạn muốn quá nhiều thứ gì đó bởi bạn có quá ít thứ gì đó: phía sau sự cố quá là sự che dấu nỗi bất lực không biết mình muốn gì. (Sau chia tay, bạn gọi 5 hộp chân gà, bạn càng nhai, càng buồn, nước mắt càng chảy). 

Nghiện là nỗi bực tức chưa thể bao quát lại bằng lời. Bạn nghiện mua sắm, nghiện hàng Apple, nghiện ăn, nghiên yêu… vì bạn vẫn chưa thể tìm ra mình muốn gì ở nó (bởi nếu tìm được rồi thì bạn sẽ thôi tìm). Tớ nghiện cậu vì tớ không thể xác định được điều gì làm cậu gây nghiện đến thế (cáu). 

Theo đuổi “The One” là cuộc truy tìm một người không tồn tại, nhưng bạn sẽ phải tin rằng họ vẫn ở đâu đó ngoài kia, để có thể gánh đỡ sự thật khôn kham rằng họ không tồn tại. 

Mục đích của ảo tưởng là thiết lập một trung gian, một bước đệm để chúng ta chấp nhận thực tại dễ hơn. (Để có thể chấp nhận người khác đã mất, chúng ta cần tin rằng họ sẽ luôn còn sống để chống đỡ sự thật rằng họ đã chết. Vì thế trong phim Coco, người ta chỉ thực sự được chết khi không còn ai nhớ đến họ. Nếu họ vẫn mãi ở trong lòng cậu bé Miguel, chứng tỏ họ vẫn còn sống trong mộng tưởng (và đã chết trong đời thực).

3. Để có thể tự tin nói đủ rồi, bạn thường phải trải qua những lúc “quá đủ rồi”: đi quá nhiều rồi, yêu vậy đủ rùi, tiền nhiều để làm gì. Có bình yên nào không xót xa! 

Thời đại của chúng ta là nơi sự thừa mứa lên ngôi: quá nhiều gái xinh, trai đẹp, quá nhiều lựa chọn, quá nhiều ham muốn… Chúng phá vỡ những giới hạn của chúng ta về sự đủ và mở rộng biên giới về sự thiếu. 

Một mặt, những con người phóng túng giúp bạn nhận ra rằng đời mình vẫn có giới hạn trên và dưới (vì khi chứng kiến ai đó phá vỡ nó – Ăn, Mua, Sex, Tin quá nhiều – bạn phẫn nộ).

Nhưng mặt khác, họ khiến chúng ta khắc khoải vì không biết nên đi hay nên dừng, liệu đây đã là đủ? Ham muốn của bạn liên tục bị dịch chuyển bởi ham muốn của người khác. 

Bạn khó có thể dừng cuộc chơi, bạn chỉ có thể chuyển sang trò chơi khác (bạn muốn thứ khác, chứ không thể ngừng muốn).

<Nguồn tổng hợp>

Bình luận về bài viết này

Filed under Công việc

LÀM ĐI CHỜ CHI

Dành cho những ai đã và đang chờ đợi phép màu xảy ra trong cuộc đời mình. Phép màu chắc chắn tồn tại, nhưng chỉ xảy đến với những người có đủ động lực và sẵn sàng tìm kiếm chúng mà thôi.

Có thể bạn chưa biết: ĐỘNG LỰC không phải thứ sinh ra đã có trong mã gen của mỗi người. Mà thực chất, đó là kỹ năng bạn hoàn toàn có thể học hỏi và làm chủ. Khi thiếu nghị lực, trì hoãn sẽ nắm quyền kiểm soát và dụ dỗ bạn rơi vào vòng xoáy lười biếng vô thời hạn. Có rất nhiều khả năng rằng bạn cũng đôi chút giống như mình, đã từng rất nhiều lần trì hoãn. Procastination – một trạng thái không thể tránh khỏi trong cuộc sống bận rộn và có quá nhiều điều phải lo toan. Nhưng “Làm đi chờ chi?” không giúp bạn làm việc hiệu quả hơn, cũng không chia sẻ những câu chuyện về những người thành đạt đã làm chủ cuộc đời họ như thế nào mà  là một cuốn sách viết về bạn trong hơn 300 trang sách thì có đến 30 trang vẫn đang chờ bạn viết tiếp.

Có thể bạn nghĩ đây là một cuốn sách bài tập, nhưng không, hãy để cho bản thân một chiếc bút và mỗi ngày ghi vào cuốn sách vài dòng. Bạn có thể sử dụng bất kỳ loại bút nào, nhưng có vẻ bút chì là giải pháp tối ưu nhất, để có thể tái sử dụng sách với những mục tiêu khác nhau (hoặc để xóa đi lỗi lầm và làm lại từ đầu). 

Cuốn sách này có gì để khiến bạn đê mê? Có lẽ, đó là vì bạn đang có quá nhiều mục tiêu muốn thực hiện, nhưng lại bỏ dở giữa chừng, đôi khi chỉ sau vài ngày, thậm chí có những mục tiêu mãi chỉ trên trang giấy. Lên mục tiêu và tạo động lực thì quá đỗi dễ dàng, nhưng để duy trì và kiên định với mục tiêu mình đề ra, để có một bản kế hoạch thực thi được – thì không phải điều dễ dàng… Nhưng “Làm đi chờ chi?” sẽ giúp bạn có cái nhìn khác đi để cảm thấy trì hoãn là chuyện bình thường, và chữa bệnh trì hoãn cũng không cần đến một trí tuệ siêu phàm hay một phương thức quá cao siêu.

Có thể nói, bất kỳ mục tiêu nào muốn hoàn thành được, bạn cần phải tạo điều kiện cần thiết cho bản thân có thể đạt được điều đó – đừng chỉ dựa vào ý chí. Muốn một cái cây có thể mọc lên, bạn cần nước, đất, phân bón, không khí và ánh sáng. Còn con người chúng ta thì sao? 

“Cuộc đời như một trò chơi. Và nhờ làm chủ động lực, bạn sẽ tin tưởng rằng từ giờ trở đi, mình có thể quyết định cách chơi cho chính mình.” – tác giả Andy Ramage.

Thiết lập “kíp nổ” động lực, KÍCH HOẠT THÓI QUEN không trì hoãn, bạn sẽ kiến tạo nên một cuộc sống năng suất, sôi nổi hơn.

<Nguồn sách “Làm đi chờ chi?”>

Bình luận về bài viết này

Filed under Công việc

ĐỪNG TIN BỘ NÃO CỦA BẠN

Một trong những điều dễ nhận biết nhất nhưng đáng ngạc nhiên nhất về nền giáo dục hiện đại là bạn chỉ học một lần duy nhất. Bạn học mỗi ngày trong những năm nhất định, được cung cấp những kiến thức cần thiết và sau đó, khi bạn tầm 21 tuổi, bạn ngừng học – và bắt đầu phần còn lại của cuộc đời.

Trước khi nền giáo dục hiện đại xuất hiện, hệ thống giáo dục sớm nhất trên thế giới là giáo dục tôn giáo. Các tôn giáo dạy cho giáo dân về đạo đức, mục tiêu và ý nghĩa của cuộc đời. Một trong những khía cạnh thú vị nhất trong quá trình truyền giáo là họ rất coi trọng việc học đi học lại. Đối với họ, việc học bất cứ thứ gì một lần duy nhất rất vô lý. Điều cơ bản của giáo dục tôn giáo nằm ở việc lặp lại. Người theo đạo Hồi sẽ đọc kinh 5 lần một ngày; giáo sĩ đạo Thiên Chúa giáo sẽ xem lại thánh thư 7 lần một ngày.

Đó là lí do vì sao chúng ta không nghĩ đến việc thực sự coi một cuốn sách là một niềm vui thích – và hạ cố đọc nó có một lần thôi.

Lặp đi lặp lại là cách duy nhất để đảm bảo rằng ta có thể giữ lại kiến thức. Một khi bạn đọc xong một văn bản, một câu chuyện, bạn hãy lật lại từ đầu và bắt đầu đọc thêm lần nữa.

Có thể trong các lĩnh vực khác đối lập với tôn giáo có có số lượng triết lý tương đương hoặc thậm chí còn hơn trong tôn giáo. Tuy nhiên những ai bỏ qua kiến thức thì đều quá lạc quan về chức năng của não bộ. Họ chọn cách nói với ta chỉ một lần, có thể là với một giọng nói trầm thấp, về tất cả những thứ quan trọng, có thể truyền tải dưới dạng một bài thơ hay nhưng nặng nề hay một quyển tiểu thuyết tình tiết chậm chúng ta đã từng đọc một mùa hè của hai mươi năm trước. Sau đó họ kỳ vọng chúng ta nhớ những điều trong đó trong tâm trí cả đời.

Chúng ta có được nhiều thứ nhờ các tôn giáo, nhưng chúng ta không thể có được với những lý thuyết tôn giáo biết về bộ não: sẽ chẳng có kiến thức gì đọng lại trong não trừ phi chúng ta ôn tập và lặp lại kiến thức mỗi sớm mai thức dậy.

<Theo The book of life>

Bình luận về bài viết này

Filed under Công việc